Danh sách các bệnh cấm đi du học Nga

Việc khám sức khỏe là một bước bắt buộc trong quy trình xét tuyển học bổng du học Liên bang Nga, đặc biệt là học bổng hiệp định. Với các bạn đi du học tự túc, điều này có thể thoải mái hơn, nhưng vẫn cần trong khuôn khổ cho phép. Hiện nay, một số bệnh lý được liệt kê vào danh sách “không đủ điều kiện sức khỏe đi học ở nước ngoài”, dẫn đến hồ sơ bị loại ngay cả khi ứng viên đạt điểm cao hoặc có thành tích học tập xuất sắc.

Dưới đây là những thông tin quan trọng về danh sách các bệnh bị cấm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, và một số lưu ý đặc biệt liên quan đến viêm gan B – một trong những nguyên nhân phổ biến khiến ứng viên bị từ chối.

Danh sách bệnh bị cấm đi du học Nga

Các bệnh nội khoa bị cấm đi du học Nga

  1. Trong giai đoạn mắc các bệnh cấp tính
  2. Lao phổi và lao ngoài phổi trong giai đoạn phát bệnh
  3. Bướu ác tính
  4. Tất cả các bệnh nhiệt đới
  5. Các bệnh tim mạch:
    • Chứng đau thắt ngực khi gắng sức và khi ở trạng thái nghỉ
    • Tiền sử nhồi máu cơ tim, tiếp đó gây chứng đau thắt ngực, suy tuần hoàn máu; rối loạn nhịp
      tim kịch phát, blốc nhĩ thất, phình tim, rối loạn nhịp tim toàn phần liên tục, chứng ngoại tâm
      thu tâm thất nhiều chỗ thường xuyên
    • Nhồi máu cơ tim tái phát
    • Phình hoặc những tổn thương động mạch chủ và các nhánh động mạch chủ
    • Xơ vữa động mạch hoặc xơ hoá cơ tim gây ra suy tuần hoàn máu cấp đội 2 và 3, rối loạn nhịp
      tim toàn phần kịch phát, chứng ngoại tâm thu tâm thất nhiều chỗ thường xuyên – Bệnh cao huyết áp giai đoạn 1, 2, 3
    • Rối loạn nhịp tim kịch phát thường xuyên (nhiều hơn 1 lần trong 2 tháng)
    • Các dị tật ở tim do thấp: hở van hai lá, hở van hai lá và hẹp lỗ tâm thất nhĩ trái; phối hợp di tật van hai lá và động mạch chủ với rối loạn nhịp tim toàn phần; suy tim; to tim nặng với dấu hiệu phát hoạt bệnh thấp trong vòng 4 năm trở lại đây.
  6. Các bệnh lan mô liên kết (viêm khớp dạng thấp, lao ban đỏ đối xứng, cứng bì hệ thống, viêm nút quanh động mạch, viêm da-cơ, và các bệnh khác)
  7. Các bệnh hô hấp:
    • Bệnh hen, viêm phế quản dạng hen
    • Kết hợp viêm phế quản mãn tính, tràn khí phổi, xơ phổi, bệnh giãn phế quản
    • Áp-xe phổi
    • Viêm phổi mãn tính
  8. Các bệnh hệ tiêu hoá:
    • Loét miệng nối thực quản trong giai đoạn phát bệnh hoặc thuyên giảm
    • Viêm thực quản dạng sước, dạng loét, dạng sước-loét trong giai đoạn phát bệnh hoặc thuyên giảm
    • Túi thừa lớn thực quản
    • Co thắt tâm vị
    • Bệnh loét dạ dày và tá tràng trong giai đoạn phát bệnh hoặc thuyên giảm
    • Túi thừa lớn dạ dày
    • Viêm dạ dày, tá tràng dạng sướt
    • Pôlíp dạ dày và tá tràng
    • Túi thừa lớn tá tràng
    • Xơ gan
    • Viêm gan mãn tính trong giai đoạn phát bệnh
    • Viêm gan hột mãn tính
    • Bệnh sỏi túi mật, viêm túi mật sỏi
    • Bệnh Wilson- Konovalov
    • Mang kháng nguyên virus viêm gan B
    • Bệnh nhiễm Hemoxiderin
    • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoại gan
    • Ung thư gan tiên phát và thứ phát (di căn)
    • U gan lành tính
    • Nhiễm ấu trùng Echinococcus, Opistorchus hay các ấu trùng gan khác
    • Áp-xe gan
    • Viêm ống mật cấp và mãn tính
    • Tổn thương gan do rượu
    • Vàng da cơ giới
    • Viêm tuyến tụy mãn tính kèm theo rối loạn chức năng nội và ngoại tiết
    • Viêm ruột non mãn tính
    • Viêm ruột kết mãn tính
    • Viêm ruột kết loét không đặc biệt và bệnh Crôn – U (pôlíp, bướu hình nhung mao và ung thư)
    • Nứt hậu môn mãn tính kèm hội chứng đau
    • Tình trạng sau phẫu thuật triệt để ung thư trực và đại tràng
  9. Bệnh sỏi niệu
  10. Viêm tiểu cầu thận cấp và mãn tính
  11. Viêm bể thận kèm theo phát hiện có mủ và vi khuẩn trong nước tiểu
  12. Bệnh hệ thống vùng dưới đồi thị-tuyến yên
  13. Suy não trung tuyến- hội chứng Simmond, hội chứng Sheehan
  14. U tuyến yên với các triệu chứng lâm sàng – To cực – Chứng chảy sữa, vô kinh dai dẳng – Tật lùn do bệnh lý tuyến yên – Đái tháo nhạt trong giai đoạn mất bù
  15. Đái tháo nhạt không do u bướu, trong giai đoạn mất bù
  16. Bệnh lý tuyến thượng thận
    • U vỏ thượng thận: – u corticosterom – u androsterom – u cortico-androsterom – u cortico-esterom – u aldosterom
    • u lớp não của tuyến thượng thận: – u ưa crôm
    • bệnh lý bẩm sinh vỏ thượng thận: – dạng mất muối – dạng cao huyết áp – trạng thái không bù trừ tái phát – suy tuyến thượng thận mãn tính
  17. Bệnh lý tuyến giáp: – u giáp tỏa lan – u giáp hòn, u lành tuyến giáp – u giáp hỗn hợp – viêm tuyến giáp mãn tính – thiểu năng tuyến giáp
  18. Bệnh lý tuyến cận giáp
    • u và tăng sinh tuyến cận giáp với các triệu chứng lâm sàng: – loạn dưỡng xương do tăng chức năng tuyến giáp – sỏi thận – bệnh loét dạ dày và tá tràng
    • suy tuyến cận giáp mãn tính: – sau phẫu thuật – không rõ nguyên nhân
  19. Tiểu đường
    • Típ 1: – không ổn định – mất bù thường xuyên – kèm theo các bệnh lý khác
    • Típ 2 với các bệnh lý kèm theo: viêm gan mãn tính, bệnh thiếu máu tim, viêm bể thận mãn tính
      và những bệnh khác
    • Típ 1 và 2 với các biến chứng: – bệnh lý võng mạc do tiểu đường cấp 3 và 4 – bệnh lý nơron thần kinh – bệnh lý cầu thận
  20. U đảo Langerhans và chứng tăng Insulin chức năng
  21. Tăng nguyên mô bào máu: – Bệnh bạch cầu cấp và mãn tính – U limphôm Hodgskins và không Hodgskins – Tăng hồng cầu – Xơ tủy xương không rõ nguyên nhân – Bệnh u tủy – Macroglobulinemia Valdestrem
  22. Thiếu máu: – Thiếu máu giảm hoặc không tái tạo – Thiếu máu do tan hồng cầu – Thiếu máu do bệnh lý đại hồng cầu – Thiếu máu do tăng Sideroblast – Thiếu máu do thiếu sắt
  23. Tạng ưa chảy máu: – Bệnh ưa chảy máu – Bệnh Villebrand – Bệnh Verlhof – Bệnh Glansman – Bệnh Osler – Viêm mao mạch chảy máu
  24. Chứng mất bạch cầu hạt tái phát
  25. Bệnh tích quá chất
  26. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

Các bệnh ngoại khoa bị cấm đi du học Nga

  1. Thoát vị: đường trắng bụng, rốn, bẹn, đùi, hậu phẫu, và các vị trí khác; thoát vị hoành (ngoại trừ
    thoát vị tâm vị thực quản cấp độ 1 và 2)
  2. Bệnh Girshprung
  3. Ống biểu mô và nang xương cụt
  4. Viêm ruột thừa mãn tính trong giai đoạn phát bệnh
  5. Viêm nghẽn tĩnh mạch trong giai đoạn cấp tính hoặc thường xuyên tái phát, viêm tắc nội mạc động mạch
  6. Sa trực tràng
  7. Loét dinh dưỡng
  8. Trĩ kèm theo thường xuyên chảy máu, rò cận trực tràng
  9. Lỗ rò tại ổ bụng
  10. Nứt hậu môn mãn tính kèm theo hội chứng đau
  11. Viêm quanh hậu môn mãn và cấp tính
  12. Nang dạng da cận và hậu trực tràng
  13. Cứng 2 hoặc nhiều hơn khớp xương lớn
  14. Cắt cụt chân
  15. Dị tật bẩm sinh hệ vận động cản trở chức năng tự vận động
  16. Viêm xương – tủy
  17. Phì đại tuyến tiền liệt cấp độ II – III

Các bệnh thần kinh và tâm thần bị cấm đi du học Nga

  1. Rối loạn tuần hoàn não nhất thời không gây ra rối loạn thần kinh cục bộ
  2. Di chứng của đột quỵ kèm theo rối loạn chức năng
  3. Bệnh não do rối loạn tuần hoàn não gây rối loạn trí nhớ, tư duy và vận động
  4. Thường xuyên tái phát viêm rễ thắt lưng – cùng mãn tính
  5. Các bệnh mãn tính của hệ thận kinh ngoại gây rối loạn chức năng vận động, cảm giác, dinh dưỡng, di chứng liệt dây thần kinh
  6. Bệnh hệ thần kinh di truyền và tuần tiến
  7. Hội chứng liệt rung (Parkinson)
  8. Xơ cứng tỏa lan
  9. Tổn thương do nhiễm khuẩn hệ thần kinh kèm rối loạn chức năng nặng
  10. Rối loạn hệ mạch – thần kinh thực vật
  11. Suy nhược thần kinh nặng
  12. Hội chứng co giật (giật mãn tính, giật cơ)
  13. Teo cơ tuần tiến
  14. Di chứng sau chấn thương sọ não gây tổn thương nghiêm trọng
  15. Suy nhược thần kinh với triệu chứng: dễ kích động, tâm lý bất ổn, giảm khả năng làm việc, mất ngủ
  16. Các bệnh tâm thần
  17. Các loại nghiện thuốc (thuốc ngủ hoặc ma túy), nghiện rượu
  18. U hệ thần kinh trung ương
  19. Động kinh
  20. Liệt (mềm, co cứng) gây cản trở vận động

Các bệnh về mắt bị cấm đi du học Nga

  1. Thị lực giảm dưới 0,3 ở mỗi mắt với sự điều hoà không quá 6 điốp (có tính đến chuyên ngành)
  2. Cận thị nặng (12-15 điốp) với đáy mắt bình thường
  3. Các bệnh cấp tính và bán cấp tính ở kết mạc và giác mạc, giảm thị lực dưới 0,3 sau khi mắc các
    bệnh về mắt
  4. Đau mắt hột, viêm kết mạc do adenovirus
  5. Viêm mãn tính và teo dây thần kinh thị giác
  6. Thiên đầu thống: không bù và cận bù
  7. Viêm võng mạc nhiễm sắc tố
  8. Ung thư ổ mắt, trong mắt… ác tính hoặc nghi là ác tính
  9. Rối loạn thị giác màu, song thị giác (có tính đến chuyên ngành)

Các bệnh tai-mũi-họng bị cấm đi du học Nga

  1. Giảm thính giác nặng, cản trở giao tiếp
  2. U cứng hệ hô hấp
  3. Thường xuyên tái phát viêm hạnh nhân mãn tính
  4. Viêm tai giữa mủ, trong giai đoạn phát bệnh
  5. Viêm tai giữa, trong giai đoạn ủ bệnh, kèm rách màng nhĩ khô
  6. Rối loạn tiền đình: mất thăng bằng, tổ hợp triệu chứng Minerovsky thường xuyên
  7. Tật nói lắp nặng
  8. Bệnh trĩ mũi rõ rệt
  9. Pôlíp xoang mũi
  10. Viêm xoang có mủ
  11. Chứng câm
  12. U lành và ác tính tai, mũi, họng

Các bệnh răng-hàm-mặt bị cấm đi du học Nga

  1. Viêm loét miệng mãn tính
  2. Viêm miệng ap-tơ mãn tính
  3. Chứng bạch sản niêm mạc miệng
  4. Viêm xương – tủy xương hàm
  5. Bệnh tiêu quanh răng kèm áp-xe
  6. Viêm môi, viêm lưỡi, đau lưỡi, dịn cảm khoang miệng trong giai đoạn phát bệnh

Các bệnh phụ khoa bị cấm đi du học Nga

  1. Viêm bộ phận sinh dục nữ trong giai đoạn phát bệnh, hoặc viêm mãn tính thường xuyên tái phát
  2. Rối loạn chức năng buồng trứng, chảy máu tử cung do rối loạn chức năng
  3. Đang mang thai
  4. Các bệnh tiền u ở bộ phận sinh dục
  5. U lành cơ tử cung
  6. U buồng trứng
  7. Các bệnh cổ tử cung (sướt, pôlíp, chứng bạch sản).

Các bệnh da liễu bị cấm đi du học Nga

  1. Bệnh lậu, giang mai
  2. Nấm đầu và da
  3. Nấm đo Trichophyton rosacerum, bệnh nấm biểu bì bàn chân giai đoạn phát bệnh
  4. Nấm ăn sâu
  5. Bệnh da truyền nhiễm (viêm mủ da, ghẻ)
  6. Hemoderma
  7. Saccom Kaposi
  8. Bỏng rạ
  9. Dạng bỏng rạ
  10. Viêm da During
  11. Bệnh vẩy nến lan rộng, сhứng đỏ da do vẩy nến, viêm khớp do vẩy nến
  12. Bệnh vẩy cá dạng lan rộng
  13. Lang ben đỏ da đầu Devergie
  14. Eczêma lan rộng, thường xuyên tái phát, viêm dây thần kinh da
  15. Viêm da dị ứng lan rộng
  16. Dạng toàn thân của các bệnh: viêm da-cơ, chứng cứng bì lan rộng, lao ban đỏ
  17. Viêm mao mạch dị ứng mãn tính
  18. U lồi nhọn
  19. Bệnh phong, tất cả các giai đoạn
  20. Tất cả các bệnh da – hoa liễu nhiệt đới

Lưu ý đặc biệt về viêm gan B

Một số ứng viên dù đã đỗ kỳ thi Olympic quốc tế, có thành tích rất tốt nhưng vẫn bị loại vì dương tính với viêm gan B (HBsAg dương tính), hoặc chỉ đơn giản là có kháng nguyên (viêm gan B thể ngủ )dẫn đến việc không được cấp học bổng.

Điều cần lưu ý:

  • Viêm gan B dù ở thể nhẹ, không triệu chứng lâm sàng, vẫn bị xem là “dương tính” nếu kết quả xét nghiệm xác định có mặt kháng nguyên virus.
  • Điều này đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện sức khỏe theo quy định.

Có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B không?

Hiện nay, y học hiện đại chưa có phương pháp chữa dứt điểm hoàn toàn viêm gan B mãn tính. Tuy nhiên, có thể điều trị để đưa virus về ngưỡng không phát hiện (âm tính với HBsAg), nhưng quá trình này thường kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, không thể thực hiện trong vòng 1–2 tháng như một số lời khuyên thiếu cơ sở từ các nguồn không chính thống.

Tuyệt đối không nên tin tưởng vào các lời quảng cáo “thuốc Nam chữa khỏi viêm gan B”, hay lời mời tư vấn không rõ nguồn gốc. Việc điều trị cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa gan mật tại các bệnh viện uy tín.

Hệ lụy nếu cố tình khai sai hoặc làm giả hồ sơ y tế

Một số bạn vẫn chọn cách che giấu kết quả khám sức khỏe hoặc làm giả hồ sơ y tế để được đi du học. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ những rủi ro nghiêm trọng sau đây:

  • Nếu bị phát hiện tại Nga (qua khám lại tại trường/hospital), bạn sẽ bị buộc phải về nước ngay lập tức.
  • Khi đó, nếu bạn đang theo học bằng diện học bổng hiệp định 2 phía, bạn sẽ phải đền bù toàn bộ chi phí học bổng do Nhà nước Việt Nam đã chi trả (bao gồm cả vé máy bay, học phí, bảo hiểm…). Hoặc nếu chỉ là học bổng 1 phía thì bạn cũng mất tiền đi lại và các chi phí phát sinh.
  • Đồng thời, bạn có thể mất luôn cơ hội học đại học trong nước, vì thời gian đã trôi qua khiến bạn không kịp đăng ký lại.

Đây là các rủi ro cao hơn nhiều so với “tỷ lệ may mắn” như lời đồn đoán.

Lời khuyên cho thí sinh mắc viêm gan B hoặc các bệnh khác

Chủ động khám sức khỏe trước khi bắt đầu làm hồ sơ du học, đặc biệt là các xét nghiệm về gan, tim mạch, lao phổi, v.v.

Nếu có kết quả dương tính với viêm gan B hoặc bất kỳ bệnh nào trong danh mục cấm, hãy cân nhắc chuyển hướng sang các chương trình học bổng khác (ở các quốc gia không có quy định tương tự).

Tư vấn với bác sĩ để theo dõi và điều trị bệnh sớm nếu vẫn còn nguyện vọng du học trong tương lai.

Cần làm gì khi có danh sách bệnh bị cấm đi du học Nga?

Việc nắm rõ danh sách các bệnh không đủ điều kiện sức khỏe để đi du học Nga là vô cùng quan trọng nhằm tránh mất thời gian, công sức và chi phí không cần thiết. Đồng thời, trung thực trong việc khai báo y tế không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm mà còn bảo vệ tương lai học tập và sự nghiệp của chính bạn.

Nếu bạn đang băn khoăn về kết quả khám sức khỏe hoặc cần tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ du học Nga, hãy liên hệ với các đơn vị tư vấn uy tín để được hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận 0

Your email address will not be published. Required fields are marked *


This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.